Gạo - hàng hóa Gạo

Sản lượng gạo – 2017
Quốc gia triệu tấn
 Trung Quốc214.4
Ấn Độ168.5
 Indonesia81.4
 Bangladesh49.0
Việt Nam42.8
 Thái Lan33.4
 Myanmar25.6
 Philippines19.3
 Brasil12.5
 Pakistan11.2
Toàn cầu769.7
Nguồn: FAOSTAT, Liên Hiệp Quốc[12]

Sản xuất gạo toàn cầu [13] đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm khoảng 68% trọng lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%) và Indonesia (9%). Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt.

Năm 2008, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc đạt 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, Bangladesh 47 triệu tấn, Việt Nam 39 triệu tấn, Thái LanMyanma cùng đạt 30,5 triệu tấn[14].

Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn bán ở quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan (26% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%), trong khi ba nhà nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia (14%), Bangladesh (4%) và Brasil (3%).

Hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hiệp Quốc cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005.

Nước tiêu thụ
Tiêu thụ gạo theo quốc gia – 2009
(triệu tấn thóc)[15]
Tổng thế giới531.6
 Trung Quốc156.3
 India123.5
 Indonesia45.3
 Bangladesh38.2
 Vietnam18.4
 Philippines17.0
 Thailand13.7
 Nhật Bản10.2
 Burma10.0
 Brazil10.0
Một sạp chợ bán các loại gạo tại Sài Gòn

Năm 2009, tiêu thụ gạo trên thế giới là 531,6 triệu tấn lúa (tương đương 354.603 tấn gạo), trong đó Trung Quốc tiêu thụ 156,3 triệu tấn lúa (chiếm 29,4% toàn thế giới) và Ấn Độ tiêu thụ 123,5 triệu tấn lúa (23,3% của thế giới).[15] Giữa các năm 1961 và 2002, tiêu thụ gạo trên đầu người tăng 40%.

Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất ở châu Á. Ví dụ, ở Campuchia 90% tổng diện tích đất nông nghiệp là trồng lúa.[16]

Tiêu thụ gạo của Hoa Kỳ tăng mạnh trong vòng 25 năm qua, một phần dùng để sản xuất các sản phẩm từ gạo như bia.[17] Gần 1/5 người Mỹ trưởng thành ăn ít nhất nửa khẩu phần gạo trắng hoặc nâu mỗi ngày.[18]

Các nước tiêu thụ gạo chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Iraq, Iran, Algérie, Nigeria, Tanzania.

Khủng hoảng thiếu gạo

Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 3 năm 2008, tình hình thiếu thốn lương thực - đặc biệt là gạo - trên toàn thế giới diễn ra hết sức nhanh chóng[19][20]. Theo dự đoán của bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2008 trữ lượng gạo toàn cầu sẽ giảm xuống tới mức thấp nhất trong 25 năm qua, có thể gây ra "cơn đói" mới. Giá gạo liên tục tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng, mặc dù theo thông báo sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo vẫn liên tục tăng.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra về cuộc khủng hoảng gạo lần này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì chủ yếu do các nguyên nhân sau[21]:

  • Sự xao lãng vấn đề nông nghiệp của một số nước.
  • Vấn đề quy hoạch không hợp lý.
  • Sự khó khăn của các nhà cung cấp & chủ trương hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước XK gạo.
  • Sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu trên phạm vi toàn cầu (dầu...) dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
  • Thiếu đất, thiếu nước, thiếu nguồn lao động nông nghiệp.
  • Thiếu những nguồn đầu tư cần thiết cho nông nghiệp.